(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Việt Nam 'tự do hóa' ngành điện thông qua FDI và IPO

Thứ ba - 14/11/2017 23:03 - Đã xem: 2973
Theo phân tích của Finance Asia, công suất điện của Việt Nam hiện không đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt trong bối cảnh ngành sản xuất đang phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, Chính phủ có kế hoạch tăng gấp 3 công suất vào năm 2030 và dự kiến mức tiêu thụ sẽ đạt 550 tỷ kWh. Nửa đầu năm 2017, con số này là 84,1 tỷ kWh.

Theo giám đốc nghiên cứu Barry Weisblatt của công ty chứng khoán Bản Việt, quá trình tự do hóa chính là nhân tố tạo nên tăng trưởng mạnh của lượng vốn FDI trong ngành năng lượng. Giá trị đầu tư trong nửa đầu năm 2017 lớn hơn cả tổng 5 năm trước. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng đang được cổ phần hóa.

Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam (PVPower)

Đầu tiên là Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam, một nhánh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nhà sản xuất điện lớn thứ 2, sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Việt Nam 'tự do hóa' ngành điện thông qua FDI và IPO - Ảnh 1

Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam

Sau nhiều lần sửa đổi, Chính phủ quyết định giữ lại 51% cổ phần, bán 28,9% cho nhà đầu tư chiến lược và 20% đưa ra chào bán công khai. Đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) sẽ được thực hiện trước, dự kiến vào tháng 12 theo hình thức đấu giá Hà Lan thông qua một nhóm công ty chứng khoán.

Các ngân hàng trong nước tin tưởng đợt IPO này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư. "PVPower có hoạt động kinh doanh trong một ngành được yêu thích với tài sản tốt. Thương vụ này sẽ rất suôn sẻ và cổ phiếu có tính thanh khoản cao vì Chính phủ đang bán một khoản lớn", một ngân hàng nhận định.

Công ty chiếm 10% công suất cả nước và vừa lắp đặt 4 nhà máy điện khí, 3 nhà máy thủy điện và một nhà máy điện than với tổng công suất 4.208 MW. Trong nửa đầu năm 2017, PVPower báo cáo doanh thu 15,5 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận ròng 1 nghìn tỷ đồng.

2 cái tên để so sánh trong trường hợp này là Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (PVPower NT2). Mặc dù vậy, các ngân hàng cho rằng REE không thể được coi là thước đo chuẩn vì công ty này có một phần doanh thu lớn từ bất động sản.

NT2 có nhà máy điện khí niêm yết lớn nhất Việt Nam và báo cáo doanh thu 3,5 nghìn tỷ đồng cho 6 tháng đầu năm và lợi nhuận ròng là 456 tỷ đồng. Cổ phiếu này được giao dịch ở mức 7,57 lần lợi nhuận kỳ vọng.

Tổng Công ty Phát điện 3 (Genco 3)

Genco 3 đang ở giai đoạn cuối cùng để xin Chính phủ chấp thuận kế hoạch cổ phần hóa. Tổng tài sản là 4 triệu USD tính đến tháng 1/2015 và công suất lắp đặt là 6,4 GW, chiếm 15,4% công suất cả nước vào cuối 2016.

Việt Nam 'tự do hóa' ngành điện thông qua FDI và IPO - Ảnh 2

Tổng Công ty Phát điện 3

Chính phủ cũng dự định nắm 51% và bán phần còn lại cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư cá nhân. Công ty đạt doanh thu 35,9 nghìn tỷ đồng trong năm 2016 và lợi nhuận ròng 265 tỷ đồng.

Theo kế hoạch 2030 của Chính phủ, Genco 3 dự định xây nhà máy nhiệt điện khí Long Sơn với công suất 1.800 MW vào năm 2025.

Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn

Nhà điều hành của Khu kinh tế Dung Quất từng dự kiến sẽ IPO ngày 7/11 nhưng đã hoãn lại đến đầu năm sau để Chính phủ có thể bán lượng cổ phần lớn hơn.

Việt Nam 'tự do hóa' ngành điện thông qua FDI và IPO - Ảnh 3

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Trong mùa hè, công ty từng nói sẽ bán 5% cổ phần với giá khoảng 1,9 nghìn tỷ VND, theo giá tham chiếu 14.600 đồng/cp. Bình Sơn là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Tự do hóa thị trường

Ông Weisblatt nhận định Chính phủ đang làm khá tốt trong việc mở cửa ngành năng lượng. "Lạm phát thấp tạo điều kiện cho Chính phủ thoái vốn trong một số doanh nghiệp bán lẻ. Hiện nay, giá điện bán lẻ thấp hơn trung bình châu Á Thái Bình Dương 50%", ông cho biết.

Từ khía cạnh sản xuất, Chính phủ đã có 2 bước đi lớn. Năm 2012, một thị trường điện cạnh tranh được thành lập và ông Weisblatt ước tính đạt khoảng một nửa công suất hàng ngày. Mỗi bên tham gia đưa ra lượng muốn bán cho ngày tiếp theo. Năm 2019, Chính phủ sẽ tiếp tục đưa ra một thị trường bán sỉ cạnh tranh để những người mua sỉ có thể trả tiền mặt trực tiếp cho nhà sản xuất điện.

Từ than đến năng lượng tái tạo

Nhờ vào đầu tư của Nga, Việt Nam có một loạt công trình nhiệt điện chiếm 45% công suất cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ thủy điện dự kiến sẽ giảm xuống 1/5 vào năm 2030.

Những đợt đầu tư gần đây sẽ giúp điện than tăng thị phần từ 38% đến 51% vào năm 2025. Những thương vụ gần đây bao gồm dự án BOT 2,8 tỷ USD Nghi Sơn 2 tạo ra 1.200 MW (Kepco và Marubeni) và dự án Nam Định 1 trị giá 2 tỷ USD, tăng thêm 1.110 MW (Taekwang Power và ACWA Power của A-rập Saudi).

Tuy nhiên, các ngân hàng lưu ý rằng dòng vốn cổ phần cũng đang đổ vào các dự án năng lượng tái tạo. Các dự án sắp tới bao gồm nhà máy điện gió 800 MW mà công ty General Electric của Mỹ đầu tư. Các công ty trong nước như Thành Thành Công và một số công ty khác đã đầu tư 2,5 tỷ USD để sản xuất 1.890 MW.

 

Nguồn tin: baomoi.com
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không