(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Phát triển năng lượng địa nhiệt vì một nền kinh tế xanh

Thứ ba - 14/11/2017 23:20 - Đã xem: 2856
Ngày 13/11/2017 Hội địa nhiệt quốc tế IEA Geothermal phối hợp cùng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức Hội thảo Địa nhiệt Khu vực châu Á – Thái Bình Dương “Phát triển năng lượng địa nhiệt vì một nền kinh tế xanh”  tại Hà Nội. 

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia thuộc Hội địa nhiệt chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm qua các bài trình bày về các phương thức sử dụng địa nhiệt trực tiếp và bơm địa nhiệt (GSHP) hiện đại, thực tiễn và tiết kiệm chi phí; trình bày về các kết quả nghiên cứu những trường hợp  điển hình để sản xuất địa nhiệt (chu kỳ nhị phân); các công nghệ mới về xử lý bồn chứa để tăng cường hoặc tạo năng suất phát điện; công nghệ khoan cải tiến; các ứng dụng công và nông nghiệp…

Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc phát biểu tại Hội thảo

Theo thống kê, lĩnh vực sản xuất năng lượng chiếm đến 30% khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Ở Việt Nam con số này còn lớn hơn do đến khoảng 50% nguồn điện đến từ các nhà máy điện than và khí đốt. Trong khi Cam kết giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Việt Nam ở COP21 năm 2015 là: Giảm phát thải không điều kiện 8% vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường; giảm phát thải có điều kiện đạt tới 25% vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường nếu nhận được  hỗ trợ quốc tế từ các hợp tác song phương và đa phương.

Các nguồn năng lượng ở Việt Nam hiện tại gồm có: Thủy điện, nhiệt điện than, khí, dầu, năng lượng tái tạo và nhập khẩu. Hiện tại, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 6,28%. Trong tổng số công suất đã lắp đặt, thủy điện nhỏ chiếm đến 80%, sinh khối và biogas 14%, gió 6%, mặt trời 0,2%, rác thải 0,1% và Địa nhiệt 0%. Năm 2016, Việt Nam đã điều chỉnh sơ đồ qui hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030, theo đó công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo phải đạt đến 9.9% vào năm 2020; 12.5% vào năm 2025 và 21% vào năm 2030.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc cho biết, Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu địa nhiệt từ khá lâu, bắt đầu từ các nghiên cứu các nguồn nước khoáng nóng trong các chương trình địa chất thủy văn với sự hợp tác với các chuyên gia đến từ Pháp, Mỹ, New Zealand, Italia từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước. Các nhà khoa học Việt Nam đã điều tra, đánh giá sơ bộ tiềm năng các nguồn địa nhiệt trên hầu hết lãnh thổ Việt Nam. Gần đây, với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu và lắp đặt hệ thống bơm địa nhiệt tầng nông.

Thứ trưởng cho rằng, Việt Nam có tiềm năng địa nhiệt đáng kể và có thể phát triển các nhà máy điện địa nhiệt. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam mới chỉ có một số ứng dụng địa nhiệt như: ngâm tắm, bể bơi, du lịch, làm muối iot, chăn nuôi, chữa bệnh và đóng chai nước khoáng.

Hội thảo thu hút nhiều đại biểu quốc tế tham gia

Thứ trưởng cũng tin tưởng rằng, phát triển địa nhiệt ở Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại một nguồn năng lượng mới, những cơ hội mới, nâng cao năng lực, trình độ cho các nhà khoa học, tạo ra nhiều công ăn việc làm và góp phần xây dựng nền kinh tế xanh mà Việt Nam đang hướng đến. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 12 và 13/11/2017.

 

Nguồn tin: baomoi.com
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không