(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Việt Nam có thể tiết kiệm 30% năng lượng tiêu thụ hiện nay

Chủ nhật - 17/09/2017 21:20 - Đã xem: 3670
Sáng nay, 8-9, tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn “Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2017” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tổ chức.
 

Đây là hoạt động thảo luận và bàn về giải pháp thúc đẩy thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam tầm nhìn 2050 cũng như các khó khăn, thách thức trong việc phát triển ngành năng lượng với mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả và định hướng phát triển KH-CN để giải quyết các bài toán cấp bách của ngành năng lượng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng cho biết, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững.

Từ một nước xuất khẩu, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày càng tăng, cung cầu năng lượng nói chung và điện nói riêng ở nước ta đang gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng cơ chế chính sách theo nhiều hướng tiếp cận như sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đa dạng hóa các nguồn năng lượng và áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến và thân thiện với môi trường.

“Để có thể đáp ứng được nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, một trong những vấn đề then chốt là cần làm chủ công nghệ để từng bước nội địa hóa công nghệ, thiết bị, tránh phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu” – Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.
 


Toàn cảnh diễn đàn “Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2017” sáng 8-9. Ảnh: TRẦN BÌNH

 

Tại diễn đàn, các chuyên gia đều thống nhất, ưu tiên cho việc đổi mới công nghệ, tiết kiệm năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng mới, tái tạo là nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay đối với chiến lược phát triển và đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.

TS Nguyễn Anh Tuấn – Viện Năng lượng Bộ Công thương cho rằng, cần ưu tiên, tập trung phát triển năng lượng tái tạo (NLTT - gió, mặt trời, sinh khối, thủy triều…). Trong đó lĩnh vực điện gió và điện mặt trời Việt Nam rất có tiềm năng phát triển.

Về tiềm năng kỹ thuật, điện gió ở Việt Nam có thể đạt công suất đến 26.700 MW; điện mặt trời là 339.600 MW. Mục tiêu đến năm 2020, NLTT sẽ chiếm 7% sản lượng điện toàn quốc, trong đó điện gió đạt 800 MW và điện mặt trời đạt 850 MW; đến 2030, NLTT sẽ đạt 10% sản lượng điện, điện gió đạt 6.000 MW và điện mặt trời là 12.000 MW. Tầm nhìn đến 2050, NLTT sẽ đạt 43% sản lượng điện toàn quốc.

Hiện nay, trong cơ cấu hệ thống điện quốc gia, thủy điện đang chiếm 38,3% và nhiệt điện than chiếm 34,6%.

Với vấn đề tiết kiệm năng lượng, ông Đỗ Mạnh Dũng – Phó Tổng Giám đốc Mảng Tự động hóa công nghiệp Schneider Electric Vietnam cho biết, theo các khảo sát chuyên môn, tin cậy, Việt Nam hiện nay có thể tiết kiệm được 30% năng lượng tiêu thụ hàng năm.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của một số ngành cụ thể như sau: Công nghiệp xi măng 50%; Công nghiệp gốm 35%; Phát điện than 25%; Ngành dệt /may mặc 30%; Các tòa nhà thương mại 25%; Công nghiệp thép 20%; Nông nghiệp 50%; Chế biến thực phẩm 20%; Sử dụng nước 15%.

Đây cũng là những con số được các chuyên gia năng lượng Việt Nam thừa nhận rộng rãi.

 


Nguồn tin: most.gov.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không