(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Việt - Hàn chia sẻ 'công nghệ tiết kiệm năng lượng trong xây dựng'

Thứ hai - 22/04/2019 22:32 - Đã xem: 2465

Ngày 19/4/2019, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin Năng lượng Việt Nam đã phối hợp với Công ty KCL Hàn Quốc, tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế về: "Công nghệ tiết kiệm năng lượng trong xây dựng". Hội nghị nhằm tìm kiếm các giải pháp về thiết kế, ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường cho các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khách sạn, khu công nghiệp... ở Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị "Công nghệ tiết kiệm năng lượng trong xây dựng".

Thống kê cho thấy, trong tổng tiêu dùng năng lượng ở Việt Nam, tại các công trình tòa nhà cao tầng như: khách sạn, các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khu công nghiệp… tiêu thụ từ 35 - 40% nguồn điện năng. Trong khi đó, số lượng các dự án này đang được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều, kéo nhu cầu tiêu thụ nguồn năng lượng ngày càng lớn.

Tuy nhiên, trên thực tế, có khoảng 90% các công trình xây dựng tại Việt Nam không tích hợp tính hiệu quả sử dụng năng lượng vào khâu thiết kế cơ bản và vận hành công trình. Cụ thể, chưa quan tâm đến giải pháp đầu tư công nghệ trong hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát, sưởi ấm và sử dụng vật liệu cách nhiệt tiết kiệm năng lượng, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một sự lãng phí rất lớn, đặc biệt khi Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng xây dựng cao, với tổng diện tích sàn của các công trình thương mại và nhà ở cao tầng tăng trưởng với tốc độ 6 - 7% mỗi năm.

Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền Vững (Bộ Công Thương).

Phát biểu tại hội nghị, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Bền Vững (Bộ Công Thương) cho biết: Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, thông qua triển khai các Chương trình quốc gia về thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 1 (từ năm 2006 đến năm 2010) đã tiết kiệm được khoảng 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ, tương đương khoảng 4,5 triệu TOE; và giai đoạn 2 (từ năm 2011 đến năm 2015) đã tiết kiệm được 5,65% tổng năng lượng tiêu thụ trong giai đoạn, tương đương khoảng 11,261 triệu TOE.

Mới đây, ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 280/QĐ-TTg ban hành Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, với mục tiêu tiết kiệm được từ 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn đến năm 2025 và đạt từ 8-10% trong giai đoạn đến năm 2030, tương đương khoảng 60 triệu TOE.

Chương trình được thiết kế nhằm tăng cường thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai nghiêm và đồng bộ các giải pháp quản lý và kỹ thuật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tập trung vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, giao thông vận tải và xây dựng.

Để thúc đẩy các công nghệ tiết kiệm năng lượng, Chương trình tập trung vào các hoạt động như: Hỗ trợ cải tiến quy trình công nghệ chuyển đổi nhiên liệu và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thân thiện môi trường, giảm nhẹ biến đổi khí hậu; Ứng dụng các công nghệ mới có hiệu suất năng lượng cao; Tích hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo cho các công trình công cộng, tòa nhà, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Ứng dụng công nghệ vật liệu tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng, tòa nhà...

Đối với lĩnh vực xây dựng và tòa nhà, các hoạt động cụ thể bao gồm: Đẩy mạnh việc tuân thủ các nội dung của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoàn thiện khung pháp lý, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng, ngành/tiểu ngành, sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng, thúc đẩy phát triển công trình xanh, khu đô thị xanh. Cạnh đó là hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng mới, các dự án cải tạo, lắp đặt, thay thế trang thiết bị trong các công trình xây dựng, hệ thống chiếu sáng công cộng; dự án đầu tư, cải tạo, đổi mới dây chuyền thiết bị, công nghệ trong các cơ sở sản xuất ngành xây dựng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

"Mục tiêu đối với giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025 đạt 80 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Mục tiêu đối với giai đoạn đến năm 2030 thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với 50% các loại sản phẩm vật liệu xây dựng có yêu cầu về cách nhiệt sử dụng trong công trình xây dựng; đạt 150 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" - Ông Trịnh Quốc Vũ nhấn mạnh.

Doanh nghiệp Hàn Quốc giới thiệu "Công nghệ cửa số ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam".

Tiếp đó, hội nghị đã tập trung thảo luận các chính sách, chương trình; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng nói chung và trong các công trình xây dựng nói riêng, thông qua các bài tham luận:

1/ Chính sách và chương trình tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

2/ Các chương trình tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam: Kết quả đạt được.

3/ Đề xuất triển khai tòa nhà năng lượng thấp tại Việt Nam.

4/ Nghiên cứu về tiêu chuẩn thiết kế, bảo tồn năng lượng trong các tòa nhà quốc nội (Hàn Quốc) tại Việt Nam.

5/ Giới thiệu hệ thống phân loại hiệu quả tòa nhà tại quốc nội - kế hoạch ứng dụng tại Việt Nam.

6/ Hiện trạng công nghệ cách nhiệt tòa nhà - ứng dụng tại Việt Nam.

7/ Công nghệ cửa sổ ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam.

8/ Công nghệ sơn để làm giảm năng lượng làm mát và hiện tượng cách nhiệt đô thị.

9/ Tình trạng kỹ thuật cắt màng nhiệt và ứng dụng tại Việt Nam.

Hội nghị cũng dành thời gian cho phần thảo luận chung về các công nghệ tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực xây dựng, nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy ứng dụng các công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng hiệu quả, phù hợp với các công trình xây dựng trong điều kiện của Việt Nam.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Nguồn tin: nangluongvietnam.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không