(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Vẫn có thể làm các dự án thủy điện nhỏ nhưng không cho làm các dự án trong lõi rừng

Thứ ba - 31/10/2017 23:24 - Đã xem: 3174
'Theo ông Ngãi, nếu lọc ra trên toàn quốc, hiện cũng có thể triển khai từ 300 - 400 dự án thủy điện nhỏ với công suất từ 7MW – 30MW/dự án với tổng công suất từ 3.000 – 4.000 MW'

Theo ông Ngãi, nếu lọc ra trên toàn quốc, hiện cũng có thể triển khai từ 300 - 400 dự án thủy điện nhỏ với công suất từ 7MW – 30MW/dự án với tổng công suất từ 3.000 – 4.000 MW

Trong vòng hơn 3 năm tới phải tìm ra các nguồn điện để bổ sung sản lượng điện thiếu khoảng 100 tỷ kWh theo quy hoạch của ngành điện Việt Nam. Nhưng Chính phủ mới đây có ý kiến liên quan đến việc phát triển thủy điện nhỏ và vừa ở Việt Nam. Vậy theo ông cần phải làm gì để bổ sung các nguồn điện thiếu hiện nay?

-Vừa qua Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã tổ chức hội thảo về phát triển thủy điện vừa và nhỏ và năng lượng tái tạo với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Công Thương, các bộ ngành và lãnh đạo nhiều địa phương. Hiện nay lưới điện Việt Nam phát triển ngày càng lớn và có tốc độ phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng tăng trưởng trung bình mỗi năm từ 11%-12%. Đây là áp lực rất lớn với ngành điện.

Vấn đề cần tính toán kỹ hiện chúng ta đã bỏ làm điện nguyên tử với công suất 4.000 MW trong bối cảnh nguyên liệu hóa thạch dần cạn kiện và chỉ còn cách là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

Hiện các nguồn thủy điện công suất lớn, chúng ta đã khai thác hết. Còn những dự án thủy điện nhỏ, đã có danh sách hơn 400 dự án loại khỏi quy hoạch. Nhưng theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, trong số các dự án này, cũng có thể xem lại những dự án nào có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nguồn điện cung cấp cho nguồn điện quốc gia và không gây ảnh hưởng đến môi trường rừng, không gây ảnh hưởng cho hạ du và có kế hoạch tái định cư cho người dân tốt thì những dự án này vẫn nên cho làm.

Vậy theo ông, các dự án thủy điện nhỏ này nên cho triển khai thế nào để đáp ứng được yêu cầu an toàn, hiệu quả và bền vững?

-Với những dự án này, trước tiên các địa phương cần lập lại danh sách các dự án có khả năng xem xét. Tuy nhiên, cần tránh không cho làm đối với những dự án nằm trong lõi rừng, những dự án công suất quá nhỏ cũng như những dự án chặt phá rừng nhiều. Những dự án liên quan đến tái định cư nhiều người dân cũng cần cân nhắc không nên cho làm. Những dự án khác hiệu quả kinh tế, tỷ lệ hoàn vốn tốt, có khả năng cung ứng nguồn cho hệ thống lưới điện quốc gia hoặc có khả năng cung ứng điện cho một khu vực, địa phương thì nên cho phép làm.

Theo tính toán của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nếu lọc ra trên toàn quốc, hiện cũng có thể triển khai từ 300 - 400 dự án với công suất từ 7MW – 30MW/dự án với tổng công suất từ 3.000 – 4.000 MW, tương đương khoảng 15 tỷ kWh/năm. Nếu được triển khai, đây là nguồn điện bổ sung khá lớn cho hệ thống điện trong các năm tới.

Thủy điện có lợi thế là nguồn phát chỉ là nước, khác với năng lượng gió và mặt trời vốn phụ thuộc nhiều vào gió và nắng. Trong khi đất nước vẫn còn nghèo, còn thiếu nguồn cung cấp năng lượng, khi có thêm dù chỉ 1 MW, miễn là từ các nguồn năng lượng sạch, không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, thì nên cho triển khai. Theo quan điểm của tôi, những dự án thủy điện nhỏ và vừa còn lại chưa được khai thác ở các địa phương nếu đáp ứng các tiêu chí nói trên thì nên cho làm.

Còn tại sao không cho làm các dự án thủy điện trong lõi rừng? Vì các dự án này phải làm đường vào, phải phá rừng. Còn các dự án nằm trong bậc thang của các dòng sông lớn, trên đó có các nhà máy thủy điện thì việc triển khai sẽ hết sức có lợi. Với những dự án được phép triển khai, việc giám sát trồng bù rừng cũng là việc cần thiết.

Nay các dự án thủy điện nhỏ muốn triển khai, cần có sự giám sát chặt chẽ từ khâu tư vấn, các hồ sơ khảo sát, thiết kế, lập dự án cũng cần được duyệt một cách kỹ lưỡng và chặt chẽ. Khi đó sẽ hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.

'Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam: Vẫn có thể làm các dự án thủy điện nhỏ nhưng không cho làm các dự án trong lõi rừng'

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam: Vẫn có thể làm các dự án thủy điện nhỏ nhưng không cho làm các dự án trong lõi rừng

Bên cạnh phát triển thủy điện nhỏ và vừa, nhiều ý kiến cho rằng, cần thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, những loại năng lượng này giá thành lại rất cao. Vậy giải quyết bài toán cân bằng thế nào?

-Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã có phân tích về việc các nguồn năng lượng điện gió, mặt trời, sinh khối có giá thành cao do tất cả các thiết bị như pin mặt trời, hệ thống điều khiển, bộ lưu điện… đều phải nhập từ nước ngoài. Hiện ở Trung Quốc, giá bán điện mặt trời của họ chỉ còn 4-5 cent/kWh. Tại thành phố Nam Ninh, họ có vài chục cơ sở sản xuất các thiết bị, pin mặt trời. Ở Việt Nam cũng có vật liệu để sản xuất pin mặt trời, không phải nhập khẩu. Vì vậy, Chính phủ cần có chủ trương cho chế tạo các thiết bị, vật liệu, phụ kiện cho năng lượng tái tạo, thông qua thành lập một loạt các khu công nghiệp chế tạo các sản phẩm phụ trợ liên quan. Khi đó giá thành sẽ giảm rất nhiều.

Hiện đã có hơn 17.000 MW điện mặt trời được các nhà đầu tư đăng ký làm ở Việt Nam. Với việc có các cơ chế chính sách phù hợp, Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất các thiết bị cho năng lượng sạch để phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Giờ đầu tư một nhà máy nhiệt điện công suất 1.200 MW, vốn đầu tư lên tới 3 tỷ USD. Vì vậy việc phát triển hài hòa, tận dụng phát triển được thủy điện vừa và nhỏ và năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm gánh nặng đầu tư cho đất nước.

Cảm ơn ông


Nguồn tin: dantri.com.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không