(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong chế biến cao dược liệu

Thứ ba - 27/06/2017 22:52 - Đã xem: 2782
Với tiềm năng, lợi thế là vùng gò đồi, các ngành nghề sản xuất, chế biến nông - lâm sản trên địa bàn huyện Cam Lộ đang ngày càng phát triển với sự ra đời của nhiều sản phẩm mới như tinh bột nghệ, tinh dầu lạc và các loại cao dược liệu như cao chè vằng, hà thủ ô, lạc tiên, cà gai leo... Tuy nhiên, để duy trì và phát triển sản xuất bền vững các loại cao dược liệu lại cần rất nhiều yếu tố.

 

Chế biến cao lá vằng bằng phương pháp truyền thống khó đảm bảo độ đồng đều về chất lượng

 

Được sự hỗ trợ của Sở KH&CN, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cam Lộ đã xây dựng dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm trong sản xuất cao dược liệu”. Đến nay, dự án này đã mang lại một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nghề nấu cao dược liệu truyền thống, ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm trong sản xuất cao dược liệu tại địa phương.

 

Trong những năm gần đây, người dân làng Định Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ đã phát triển nghề nấu cao lá vằng để có thêm thu nhập, ổn định đời sống. Cách nay hơn chục năm về trước, nghề nấu cao dược liệu ở làng chỉ mới có vài hộ dân thực hiện. Sản phẩm làm ra không bán mà chủ yếu sử dụng làm quà biếu. Dần dần sản phẩm cao lá vằng được nhiều người biết đến và sử dụng ngày càng nhiều nên người dân làng Định Sơn mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ nghề nấu cao dược liệu đã giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều lao động.

 

Trước đây, người dân chỉ nấu các loại cao lá phổ biến như lá chè vằng, cây chó đẻ, cây lá đung… thì nay nghề nấu cao đa dạng hơn nhiều với các loại như dây leo lạc tiên, hà thủ ô, cà gai leo, lá vằng... Giá cao được bán ra thị trường dao động từ khoảng 140.000- 200.000 đồng/kg tùy loại. Trừ chi phí các loại, mỗi hộ một ngày lãi khoảng 300.000 đồng từ nghề nấu cao dược liệu. Tuy nhiên, việc nấu cao dược liệu của các hộ gia đình đều sử dụng các loại chất đốt tự nhiên như củi, than để nấu nên chất lượng cao không đồng đều, có khi bị cháy, nhiễm bụi khói…

 

Để có đầu ra ổn định với giá trị sản phẩm cao thì chất lượng là thước đo khẳng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường, với sự hỗ trợ của Sở KH&CN, dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm trong sản xuất cao dược liệu” được thực hiện để tìm ra công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh trong khâu sản xuất và chế biến cao dược liệu, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

Việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm đối với nghề nấu cao dược liệu ở Cam Lộ. Người dân nơi đây bên cạnh việc giữ nét truyền thống của làng nghề thì họ cũng nhanh nhạy trong việc tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ KHKT, thiết bị mới vào nấu cao, giữ được hương vị truyền thống của sản phẩm, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng.

 

Chị Lê Hồng Nhạn, Chủ cơ sở sản xuất cà gai leo An Xuân, thôn An Mỹ, xã Cam Tuyền, Cam Lộ cho biết: “Để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn trong sản xuất cà gai leo, với sự hỗ trợ từ dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm trong sản xuất cao dược liệu”, cơ sở đã áp dụng các quy trình sản xuất bằng thiết bị mới. Cơ sở đã đầu tư các trang thiết bị và chuyển giao 6 bộ nồi nấu cao và 1 nồi cô chân không (loại 200 lít) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm cao dược liệu.

 

Phía cơ sở sản xuất cũng đầu tư thêm hệ thống lò hơi, nồi chiết bằng hơi liên hoàn từ khâu cấp nhiệt cho đến cô bằng hơi. Với việc đưa các trang thiết bị phục vụ sản xuất cao dược liệu đã tiết kiệm nhân lực, giảm thiểu sức lao động bỏ ra của công nhân; tiết kiệm nhiên liệu; quá trình sản xuất theo công nghệ hiện đại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng so với phương pháp truyền thống được nâng lên, với lượng nhiệt vừa phải, ổn định từ 60- 80 độ C, các mẻ sản phẩm có độ đồng đều cao, không bị trào hoặc cháy khét như khi nấu theo phương pháp truyền thống; giữ được màu sắc, mùi vị đặc trưng của sản phẩm.

 

Đồng thời, cơ sở đã chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu sạch, áp dụng hệ thống tưới Israel, kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm trong sản xuất cao dược liệu thì việc xây dựng, phát triển thương hiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm; nhân rộng mô hình nấu cao dược liệu có ứng dụng tiến bộ KH&CN trong nhân dân để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là hết sức quan trọng.Việc ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm trong sản xuất cao dược liệu đã được khẳng định trong thực tế sản xuất, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương, đảm bảo vệ sinh trong khâu sản xuất và chế biến cao dược liệu nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, ổn định cuộc sống cho nhân dân.

 

Từ những kết quả đã đạt được, trong những năm tới, huyện Cam Lộ sẽ đầu tư nhân rộng và phổ biến mô hình này nhằm tạo ra sản phẩm dược liệu đạt chất lượng tốt cung cấp cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.


Nguồn tin: baoquangtri.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không