(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính: Còn nhiều khó khăn

Thứ tư - 16/05/2018 12:54 - Đã xem: 3324
Thời gian qua, Bộ Công Thương và các bộ ngành địa phương đã có nhiều nỗ lực thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết COP-21 Paris song việc triển khai vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì sao?
Toàn cảnh hội thảo

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp ứng phó, trong đó có những cam kết pháp lý.  Cụ thể, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-21) tổ chức tại Paris, Pháp, Việt Nam đã cam kết cắt giảm phát thải 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường vào năm 2030 bằng nguồn lực trong nước, được thể hiện trong báo cáo “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định” (NDCs). Nhưng nếu nhận được sự hỗ trợ quốc tế từ các hợp tác song phương và đa phương, Việt Nam có thể giảm tiếp đến 25%.

Theo tính toán của các chuyên gia, năng lượng là một lĩnh vực có lượng phát thải chiếm tới 85% tổng phát thải quốc gia, do đó cần tập trung vào lĩnh vực này để thực hiện NDCs.

Báo cáo tại Hội thảo phương pháp luận xây dựng kế hoạch thực hiện báo cáo đóng góp quốc gia tự quyết định trong lĩnh vực năng lượng do Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 15/5/2018 tại Hà Nội, đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng – Bộ Công Thương cho biết, đối với nhiệm vụ giảm phát thải trong lĩnh vực năng lượng, Bộ Công Thương đã xây dựng các chương trình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao từ năm 2018 – 2020 và giai đoạn từ 2021-2030. Tuy nhiên đã có nhiều công việc đã được triển khai từ 2016 bao gồm: kiểm kê khí nhà kính năm cơ sở 2016, triển khai các dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA), xây dựng chính sách phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Thiết lập hệ thống báo cáo, giảm phát thải (MRV), Thực hiện các hành động giảm nhẹ (tự nguyện). Năm 2018 sẽ tiếp tục kiểm kê KNK năm cơ sở 2018, và tiếp tục thực hiện các hành động giảm nhẹ tự động....

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng, triển khai chương trình giảng dạy về BĐKH phù hợp với các yêu cầu của Thỏa thuận Paris; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện Thỏa thuận Paris ở Việt Nam; Đề xuất danh mục các dự án ứng phó với BĐKH và TTX, Ưu tiên thực hiện các cam kết; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan đến giảm nhẹ phát thải KNK, TTX;  Xây dựng, cập nhật khung chính sách ứng phó với BĐKH thuộc Chương trình SP-RCC 2020 (Áp dụng thử nghiệm một số công nghệ giảm nhẹ KNK có tiềm năng và phù hợp với điều kiện Việt Nam); Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cơ quan đầu mối về BĐKH, trong đó có việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về BĐKH.

Rất đông các chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo

Nhằm hiện thực hóa các nhiệm vụ nêu trên, Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động cụ thể như: Quản lý hoạt động TKNL của các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm; Quy định mức tiêu hao năng lượng và hiệu suất NL tối thiểu: thép, hóa chất, nhựa, giấy, bia – nước giải khát; Triển khai Chương trình dán nhãn năng lượng; Xây dựng và đề xuất các dự án NAMA cho các ngành công nghiệp và năng lượng; Triển khai các dự án hợp tác quốc tế như thí điểm các cơ chế mới về TKNL, giảm phát thải khí nhà kính:hỗ trợ vốn vay, bảo lãnh tín dụng các dự án TKNL, mua bán chứng chỉ carbon; Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp; Thúc đẩy hoạt động và thị trường ESCO; Thúc đẩy phát triển công nghiệp theo hướng carbon thấp...

Đại diện Vụ TKNL cũng cho biết, về định hướng trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh phương pháp luận xây dựng đường cơ sở, kịch bản phát thải thông thường và các kịch bản giảm nhẹ lĩnh vực năng lượng và công nghiệp; Thiết lập và vận hành hệ thống MRV; Rà soát, đánh giá khả năng thực hiện và xác lập các mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK định lượng, xây dựng hệ số phát thải cho các tiểu ngành; Nghiên cứu thí điểm các cơ chế mới liên quan đến giảm nhẹ thông qua các hoạt động TKNL như bảo lãnh, trả thưởng…; Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách thúc đẩy TKNL và NLTT; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện NDCs và Thỏa thuận Paris về BĐKH ngành Công thương; Tổ chức và triển khai các Chiến lược, quy hoạch, Chương trình quốc gia trong lĩnh vực năng lượng hướng tới mục tiêu NDCs và tăng trưởng xanh. Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực hiện NDCs và Thỏa thuận Paris và nhân rộng các mô hình, cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động giảm phát thải KNK.

Tuy nhiên, việc triển khai các chương trình tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc như  các hướng dẫn, quy định thực hiện Thỏa thuận Paris và NDCs đang trong quá trình hoàn thiện; Kinh nghiệm và năng lực kỹ thuật và tài chính triển khai còn hạn chế; Các quy định của pháp luật về giảm nhẹ chưa cụ thể, đặc biệt nhận thức về nghĩa vụ thực hiện cam kết quốc tế về BĐKH còn chưa đồng đều, nhất là ở khối doanh nghiệp.

Để tăng cường hiệu quả, cũng như giải quyết những khó khăn nêu trên, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài nguyên môi trường và các Bộ ngành tham mưu Chính phủ ban hành quy định cụ thể về nghĩa vụ cắt giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế.



Nguồn tin: baocongthuong.com.vn
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không