Các mô hình ứng dụng bền vững được giới thiệu nhằm thay đổi hành vi và năng lượng trong gia đình đô thị -Ảnh: TL
Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư Nguyễn Hồng Thục cho biết, dự án “Năng lượng bền vững cho nhà ở thấp tầng đô thị tại Hà Nội” do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ. Đây là lần đầu tiên đưa nhà ở thấp tầng của hộ gia đình ở Hà Nội tiếp cận với bền vững trên cơ sở thiết kế kiến trúc năng lượng, thay đổi hành vi cá nhân hướng tới xây dựng đô thị văn minh.
Dự án đưa ra các giải pháp thay thế bằng tái tạo cho các hộ gia đình nhỏ và xây dựng mạng lưới cộng đồng quan tâm đến giải pháp bền vững. Những thông tin cơ bản về bền vững trong điều kiện khí hậu của Hà Nội cũng được cung cấp cho cộng đồng trung lưu ở đô thị, đặc biệt là các đối tượng đang làm việc chuyên môn có liên quan.
Dự án nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường theo khía cạnh năng lượng tái tạo và tiêu dùng bền vững, thay đổi hành vi năng lượng theo cách bền vững hơn; cung cấp các giải pháp tự thực hiện bằng các hệ thống pin mặt trời tự sản xuất điện cao, có tính thực tiễn và chi phí phù hợp cho cộng đồng trung lưu; tăng cường khả năng hợp tác trong hoạt động đào tạo về bền vững giữa các đơn vị, tổ chức nghiên cứu của Việt Nam và Phần Lan.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam, Giám đốc dự án, dự án đã thiết kế hệ thống tái tạo phù hợp với kiểu nhà ống 5 tầng điển hình ở đô thị với hệ thống pin mặt trời, tối đa chi phí cho phép lắp đặt hệ thống 20m2 trên sân tầng 5; đưa phương án thay thế các thiết bị làm lạnh phù hợp. hành vi và năng lượng trong gia đình thậm chí còn quan trọng hơn rất nhiều so với việc lắp đặt thêm hệ thống sản xuất điện từ tái tạo, và chi phí cho việc đó có thể ít tốn kém hơn.
Việc tích hợp một phần hoặc chuyển đổi hoàn toàn tiêu thụ điện sang năng lượng tái tạo của hộ gia đình trong đô thị là một xu thế phát triển tòa nhà công trình xanh của đô thị thông minh, hướng tới cắt giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hoạt động lắp đặt hệ thống pin mặt trời không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần cắt giảm chi phí chi tiêu cho gia đình mà còn góp phần giảm áp lực cho điện lưới quốc gia đang ngày càng quá tải.
Hiện thiết bị làm lạnh đang chiếm tới 36% tổng tiêu thụ điện trong gia đình. Bởi vậy, việc thay thế các thiết bị làm lạnh phù hợp, tổng có thể giảm thêm 30%, kết hợp với sản xuất thêm điện mặt trời có thể giúp gia đình đến trên 50% tổng chi phí tiền điện.