(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Sử dụng năng lượng tiết kiệm: Cần giải pháp mạnh

Thứ ba - 11/08/2015 00:11 - Đã xem: 3267
Giáo dục, tuyên truyền về tiết kiệm điện đã được ngành giáo dục đưa vào chương trình học ngoại khóa.
Giáo dục, tuyên truyền về tiết kiệm điện đã được ngành giáo dục đưa vào chương trình học ngoại khóa.

Qua gần 5 năm triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cả nước đã tiết kiệm được khoảng 6% sản lượng điện thương phẩm mỗi năm. Tuy nhiên, tiềm năng tiết kiệm điện trong nước còn rất lớn; có thể tiết kiệm được khoảng 25% sản lượng điện thương phẩm mỗi năm.

Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương sớm triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp trọng điểm. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Từ năm 2011 đến nay, việc tiến hành kiểm tra, thanh tra chủ yếu tập trung ở 39 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo quy định.

Theo đánh giá của Sở Công thương-đơn vị quản lý Nhà nước về lĩnh vực này - hầu hết các đơn vị chưa chủ động, tự giác trong việc chấp hành luật. Báo cáo năm 2014 của Sở Công thương nêu rõ: Bên cạnh một số cơ sở thực hiện tốt thì vẫn còn nhiều nơi chưa thực hiện tốt như các cơ sở sản xuất thép, khách sạn, siêu thị, giao thông vận tải. Đặc biệt có 2 cơ sở không nắm bắt được các quy định, không thực hiện bất kỳ nội dung nào của luật là Công ty CP Keyhinge Toys Việt Nam và Công ty TNHH Associated Việt Nam.

Để tiến hành các giải pháp tiết kiệm năng lượng thì việc đầu tiên phải làm là kiểm toán năng lượng, nhưng thời gian qua, số doanh nghiệp tham gia  kiểm toán năng lượng chưa nhiều (khoảng 30%). Hiện mới có 6/22 cơ sở đã được tư vấn thực hiện kiểm toán năng lượng, trong đó có 2 báo cáo kiểm toán năng lượng được thực hiện đúng theo biểu mẫu quy định.

Có 7/22 cơ sở thực hiện lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm, trong đó có 2 cơ sở lập kế hoạch cho giai đoạn 5 năm. Số lượng cơ sở lập kế hoạch sử dụng năng lượng và báo cáo còn thấp, chất lượng chưa cao, còn phải chỉnh sửa nhiều, công tác báo cáo còn chậm trễ, chưa đều đặn.

Một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng trên là doanh nghiệp không có khả năng tài chính đổi mới công nghệ, thiết bị tiết kiệm năng lượng. Đây là một thực trạng đáng lo ngại. Giải pháp tối ưu để sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả đối với doanh nghiệp hiện nay là đổi mới công nghệ, thiết bị. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính lớn vì giá trị thiết bị, công nghệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.

Trong khi đó, các tài sản này chưa khấu hao hết, nên nếu đổi mới thì ngoài việc doanh nghiệp phải tốn một khoản kinh phí lớn, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc mua sắm các thiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Thực tế, 5 năm qua, những doanh nghiệp chấp hành nghiêm Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng chỉ dừng lại việc kiểm toán năng lượng doanh nghiệp, đồng thời thay đổi một số khâu thuộc lĩnh vực chiếu sáng sản xuất, hoặc chiếu sáng công cộng (trong khuôn viên doanh nghiệp).

Điển hình là các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến hải sản, dệt-may, da giày. Song, do các thiết bị này giá quá đắt so với sử dụng các thiết bị thông thường... nên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Giám đốc một doanh nghiệp chế biến hải sản cho biết, để thay hệ thống chiếu sáng, doanh nghiệp đã phải đầu tư vài trăm triệu đồng, trong đó có cả sự hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất xi-măng, thép, cao su... thì việc đổi mới hệ thống thiết bị tương đương với việc xây dựng mới nhà máy (tiền mua sắm thiết bị chiếm trên 70% giá trị xây dựng mới nhà máy).

Theo quy hoạch phát triển của ngành điện, có tầm nhìn tới năm 2030, Việt Nam vẫn là nước thiếu điện, trong khi đó các tiềm năng phát triển nguồn điện đã cơ bản được khai thác gần hết. Do vậy, việc thực hiện triệt để Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm bảo đảm an ninh năng lượng. Song, để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, từ thiết bị hiện tại sang thiết bị tiết kiệm năng lượng cần có lộ trình, phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế.

Trước tiên, cần có giải pháp mạnh đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc nhóm sử dụng năng lượng trọng điểm đối với việc nhập khẩu, hoặc mua mới các thiết bị lạc hậu, tiêu tốn năng lượng. Đồng thời, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến luật này trong toàn dân, nhằm xây dựng ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng trong nhân dân.

Bài và ảnh: Đức Thịnh



Nguồn tin: baodanang.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không