(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Sử dụng năng lượng hiệu quả: Cần tầm nhìn, cần cả hành động

Thứ năm - 13/08/2015 00:53 - Đã xem: 3150
Bộ công cụ EDGE được xem là một bước tiến nữa trong việc xây dựng các công trình xanh, tiết kiệm năng lượng và sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường. 

Nhiều công trình đang “xanh” hơn

Những năm gần đây, tổng diện tích sàn xây dựng trung bình mỗi năm từ 80-90 triệu m², cùng với đó là nhu cầu các tiện nghi gia tăng (điều hòa, ánh sáng…) kéo theo sự gia tăng đáng kể việc sử dụng năng lượng (điện, nước, vật liệu xây dựng…).

Bởi vậy, vấn đề làm sao vẫn với mức độ tăng trưởng và phát triển đó nhưng giảm được mức tiêu hao năng lượng, đồng thời giảm được mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là vấn đề được Chính phủ, Bộ Xây dựng và các Bộ ngành liên quan rất quan tâm.

Chung cư Ehome 5 - The Bridgeview, một trong 5 công trình đã được cấp chứng chỉ EDGE
 
 
 

Từ năm 2013, với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính IFC (thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới), Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD: “Các Công trình Xây dựng Sử dụng Năng lượng Hiệu quả” (Quy chuẩn 09) đã được Bộ Xây dựng ban hành. Hiện Bộ Xây dựng và IFC đang nỗ lực triển khai việc thực thi Quy chuẩn này, thông qua các hoạt động tăng cường năng lực cho các cán bộ thẩm tra tại các Sở Xây dựng và các đơn vị tư vấn xây dựng liên quan.

Theo ông Đinh Chính Lợi, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, nếu áp dụng được các tiêu chuẩn này để cải tạo các công trình hiện hữu thì có thể giúp tiết kiệm từ 15-25% năng lượng tiêu thụ. Còn đối với các công trình xây dựng mới, có số này có thể lên tới 30-40%.

Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng cho biết đã tiến hành nhiều khóa đào tạo, giới thiệu các công cụ và tài liệu hướng dẫn về quy chuẩn này tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đáng chú ý, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu xây dựng định mức sử dụng năng lượng cho danh mục 400 công trình với quy mô khoảng 2.500 m² sàn tại Hà Nội, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh. Công tác khảo sát kiểm toán năng lượng dự kiến sẽ được tiến hành từ tháng 8-12/2015.

Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng phối hợp cùng IFC nghiên cứu áp dụng thử nghiệm hệ thống EDGE - một hệ thống đã chứng minh được hiệu quả kinh tế của các công trình xanh tại các thị trường mới nổi - để đánh giá các công trình xanh ở Việt Nam.

Bộ công cụ EDGE được xem là một bước tiến nữa trong việc xây dựng các công trình xanh, tiết kiệm năng lượng và sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường. Đại diện IFC cho biết, hệ thống EDGE đã được áp dụng tại nhiều nền kinh tế đang phát triển trên thế giới.

Hiệu quả ngày càng thấy rõ

Tại Việt Nam, IFC hợp tác với Công ty TNHH SGS Việt Nam cung cấp chứng chỉ EDGE. SGS Việt Nam là chi nhánh của SGS S.A - một tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, thẩm tra và chứng nhận có trụ sở tại Thụy Sỹ. Như vậy, SGS Việt Nam là đơn vị kiểm định và cấp chứng nhận EDGE độc lập tại Việt Nam. Hệ thống EDGE cung cấp phần mềm miễn phí cho phép các nhà thiết kế lựa chọn các giải pháp kỹ thuật “xanh” và ước tính được mức chi phí phát sinh tương ứng cũng như thời gian hoàn vốn.

Tuy đây là phần mềm miễn phí để giúp các kiến trúc sư và chủ đầu tư lựa chọn phương án sử dụng năng lượng và vật liệu xây dựng phù hợp nhưng để công trình được chứng nhận là công trình xanh thì cần được cấp chứng chỉ. Ông Nguyễn Xuân Bang, Giám đốc Phát triển Chương trình EDGE, SGS Việt Nam cho biết, thời gian để xem xét cấp chứng nhận EDGE từ 6-11 tuần và tổng chi phí từ 2000 đến 7000 USD.

Là một trong những công trình đầu tiên nhận chứng chỉ EDGE, tòa nhà văn phòng FPT Đà Nẵng sử dụng các hệ thống năng lượng sạch và vật liệu thân thiện môi trường như hệ thống năng lượng mặt trời, hệ thống làm lạnh gas biến thiên, tường cách nhiệt, gạch block bê tông khí chưng áp, hệ thống ánh sáng và điều khiển đèn tiết kiệm điện… Theo tính toán, qua áp dụng các giải pháp kỹ thuật này giúp chủ đầu tư giảm 21% chi phí năng lượng, giảm 32% chi phí nước và 20% chi phí vật liệu xây dựng so với thông thường.

Theo ông Bùi Thiện Cảnh- Tổng Giám đốc Công ty CP đô thị FPT Đà Nẵng, với mức đầu tư chỉ tăng thêm 2% thì sau chỉ khoảng 3 năm sẽ hoàn lại vốn. Nhưng cái được lớn nhất là giáo dục cho nhân viên hiểu và sống tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường hơn.

Một trường hợp khác là Công ty CP Đầu tư Nam Long cũng mới nhận chứng chỉ EDGE cho chung cư Ehome 5 - The Bridgeview. Ông Vũ Linh Quang thuộc Công ty Kiến trúc ARDOR Architects – đơn vị thiết kế khu chung cư này cho biết, thiết kế của Bridge View sẽ giúp giảm mức tiêu thụ điện 20%, mức tiêu thụ nước 22% và năng lượng dùng để sản xuất vật liệu xây dựng công trình 27%, trong khi chi phí tăng thêm chỉ 1,2%.

Như vậy, việc tuân theo các tiêu chuẩn của Quy chuẩn 09 hay cao hơn là hệ thống EDGE có thể làm chi phí đầu tư tăng lên đôi chút lúc đầu (từ 1-2%) nhưng xét về lợi ích lâu dài thì hiệu quả rất lớn (cả về mặt thương hiệu và tiết kiệm chi phí).

Hơn nữa, theo kiến trúc sư Trần Thành Vũ, chuyên gia mô phỏng năng lượng và vật lý công trình, nếu việc tính toán trong thiết kế hợp lý và được tính toán kỹ ngay từ đầu thì có thể chi phí không tăng, thậm chí còn giảm đi. Chuyên gia này đơn cử một công trình tại Hà Nội hiện nay, khi chủ đầu tư quyết định chuyển vật liệu xây dựng từ gạch nặng sang gạnh nhẹ thì đáng lẽ phần kết cấu, móng dầm hay hệ thống điều hòa đều cần có những điều chỉnh.

Tuy nhiên, kiến trúc sư chủ trì lại bỏ qua điều này, dẫn tới chi phí tăng. Chỉ riêng hệ thống điều hòa có giá trị lên tới 99 tỷ (theo kết cấu cũ) như qua tính toán của ông Vũ, con số này nếu làm theo vật liệu mới (gạnh nhẹ) và kết cấu mới thì chỉ tối đa 60 tỷ đồng. Như vậy, đây là những con số lãng phí rất lớn nếu thiết kế không đồng bộ.

Bên cạnh đó, hiện vẫn còn nhiều hạn chế cho việc thực hiện phát triển các công trình xanh như về nguồn nhân lực hay việc thực hiện mới chỉ phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, sự tham gia của các TCTD, các quỹ tiết kiệm năng lượng còn hạn chế. Những hỗ trợ của IFC trong thời gian vừa qua trong việc hướng các TCTD vào lĩnh vực tín dụng xanh cũng mới chỉ bắt đầu nên chưa có nhiều kết quả cụ thể.

Ngoài ra, việc chưa có các chương trình khuyến khích, ưu đãi cụ thể cho các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả và các công trình được chứng nhận là công trình xanh cũng là một rào cản. Trở lại với với vấn đề chi phí cho việc đạt được cấp chứng nhận công trình xanh trên (từ 2000 – 7000 USD), liệu với các chủ đầu tư đang thực sự muốn phát triển các công trình xanh thì nhà nước có nên có cơ chế hỗ trợ các chi phí trên?

5 công trình đã được cấp chứng chỉ EDGE: Tòa nhà văn phòng FPT Đà Nẵng; Chung cư Ehome 5 - The Bridgeview; FIRST HOME PREMIUM Bình Dương; Khu căn hộ Orchard Garden; The Ascent – Thảo Điền Condominiums

 

Tác giả bài viết: Đỗ Lê
Nguồn tin: thoibaonganhang.vnng.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không