(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Kiểm toán năng lượng: Doanh nghiệp tự chủ

Chủ nhật - 29/10/2017 22:23 - Đã xem: 3234
Văn bản pháp luật đầy đủ từ luật, nghị định, thông tư, nhưng tiết kiệm năng lượng, trong đó kiểm toán năng lượng (KTNL) là khâu then chốt nhất, vẫn nặng tính hình thức, thực hiện thiếu hiệu quả.
Nhà máy Sản xuất xi măng Thành Công III luôn thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát sử dụng năng lượng ở các khâu sản xuất
Có nhu cầu tiết kiệm trong sản xuất, doanh nghiệp cần tự chủ KTNL.

Nhu cầu

Kỹ sư Trần Khánh Hồng, người thường được gọi vui là "bộ trưởng năng lượng" của Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch chia sẻ: "KTNL đang là yêu cầu 'sống còn' để giảm giá thành, tăng sức mạnh cạnh tranh trong sản xuất xi măng." Trung bình mỗi tấn xi măng tiêu tốn khoảng 90 kWh điện. Mỗi ngày Vicem Hoàng Thạch tiêu thụ 800.000 đến 1 triệu kWh. Kiểm soát chặt chẽ, chủ động áp dụng giải pháp tiết kiệm như sử dụng biến tần, đèn compact, lắp công tơ điện tử để tiết kiệm đến 2% điện năng/năm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tận dụng nhiệt khí thải lò nung để giảm tiêu hao điện năng.

Theo kỹ sư Lê Văn Định, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Vật liệu xây dựng Thành Công, KTNL thường xuyên giúp kịp thời phát hiện những lỗi rò rỉ kỹ thuật gây tổn thất năng lượng, nguy cơ lãng phí nhiên liệu, năng lượng và giảm thiểu tác động đến môi trường. Nếu doanh nghiệp để rò rỉ một giọt dầu trong 1 giây có thể sẽ gây tổn thất khoảng 2.000 lít/năm; một lỗ rò 1mm trên đường ống dẫn khí nén ở áp suất 6 bar có thể gây lãng phí điện năng khoảng 3.000 Kwh/năm.     

Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Dương duy trì sản lượng 45-50 triệu lít sản phẩm/năm. Bảo đảm sức cạnh tranh, tiết kiệm năng lượng để giảm giá thành là biện pháp sống còn. Theo trưởng phòng Kỹ thuật Trần Vân Hà,  KTNL rất quan trọng. Doanh nghiệp đã sử dụng nhiều thiết bị đo đếm điện thông minh để KTNL thường xuyên, chặt chẽ. Mức tiêu hao điện năng có thể kiểm soát được đến từng ca, từng tổ và từng máy sản xuất, từ đó có điều chỉnh hợp lý để tiết kiệm.

Theo điều tra sơ bộ, công nghiệp Hải Dương sử dụng phổ biến và chủ yếu năng lượng thạch. Mức tiêu thụ điện năng tăng mạnh, bình quân hơn 10%/năm. Trong đó có hàng nghìn doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm, nhất là trong các khu vực sản xuất xi măng, thép, nhiệt điện, gạch nung, bia... tiêu tốn 60% năng lượng và tăng bình quân 20%/năm. Tổng mức tiêu thụ năng lượng một đơn vị sản phẩm còn cao. Phần lớn do công nghệ và thiết bị công nghiệp còn lạc hậu, tốn năng lượng, hiệu quả kinh tế thấp.

Không chỉ hình thức    

Kỹ sư Lê Văn Định cho biết, tại hội thảo "Rà soát và đánh giá các quy trình KTNL cũng như các văn bản pháp luật liên quan”, tổ chức ngày 25.11.2016 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến cho rằng: Các kiểm toán viên trình độ chưa cao; danh sách kiểm toán viên được công nhận không được công khai; cạnh tranh giữa các ECC nhà nước và ESP để có các hợp đồng kiểm toán không minh bạch. Nhiều ESP tư nhân vừa có dịch vụ KTNL lại vừa là nhà cung cấp thiết bị hệ thống. Do đó, khi KTNL, họ thường đề xuất các phương án thay đổi thiết bị, gây mất lòng tin cho khách hàng. Một số ECC nhà nước thực hiện KTNL ở một số nơi cho có, không quan tâm đến chất lượng kiểm toán, chỉ chạy theo số lượng, nhằm mục đích được giải ngân từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các chương trình tiết kiệm năng lượng.

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội thông qua ngày 17.6.2010. Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29.3.2011 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hai năm tiếp theo có hơn 20 thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 21 được ban hành. Nhưng thực tế, việc sử dụng năng lượng chưa hiệu quả do còn nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 21. Một trong những hoạt động bản lề của việc thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là kiểm toán năng lượng đang được triển khai thiếu bài bản. Hoạt động kiểm toán này là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được thực hiện bởi các trung tâm tiết kiệm năng lượng (ECC) ở các tỉnh, thành phố và các đơn vị cung cấp dịch vụ năng lượng (ESP). Các cấp, ngành liên quan cần rà soát lại việc thực hiện Nghị định 21 và kiến nghị với Chính phủ để chỉnh sửa, bổ sung hợp lý, nhất là liên quan đến mô hình quản lý năng lượng, KTNL, áp dụng công nghệ, ưu đãi đầu tư…

Đại diện Sở Công Thương cho rằng, cần phải kiểm tra toàn bộ trình độ các kiểm toán viên, những người có bằng mới được phép hoạt động. Còn về phía các doanh nghiệp sử dụng năng lượng, những doanh nghiệp làm tốt phải được cấp chứng chỉ tiết kiệm năng lượng, phải được phân loại rõ ràng để người tiêu dùng và các đối tác làm ăn biết đến.

Ồng Lê Văn Cường, Giám đốc Nhà máy xi măng Thành Công III kiến nghị: "Khi doanh nghiệp đã có ý thức rõ ràng về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực tự kiểm toán cần được tự chủ trong thực hiện KTNL".    
 


Nguồn tin: baohaiduong.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không