(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Đề nghị nghiên cứu đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về Luật Quy hoạch

Thứ tư - 18/10/2017 23:11 - Đã xem: 3084

Ngày 17/10/2017, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số: 1187/PC-VPCP gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện Dự án Luật Quy hoạch theo đề xuất của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ ("Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo Luật Quy hoạch theo Tờ trình số 362/TTr-CP"). 

Trước đó, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đã có Văn bản số: 76/BCTH-VER, ngày 12 tháng 10 năm 2017 gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của PGS, TS. Nguyễn Cảnh Nam và các chuyên gia, nhà khoa học trong Hội đồng Phản biện của Tạp chí Năng lượng Việt Nam về dự thảo Luật Quy hoạch.

Trong Văn bản báo cáo này, Tạp chí Năng lượng Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh đến những bất cập, hạn chế trong các quy hoạch năng lượng Việt Nam. Chẳng hạn, hiện toàn ngành năng lượng có "Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050" được phê duyệt theo Quyết định số 1855/2007/QĐ-TTg, nhưng chẳng có phân ngành năng lượng nào tuân theo (gồm ngành điện, ngành dầu khí, ngành than, ngành năng lượng tái tạo).

Đặc biệt, ngay trong ngành điện - là ngành được quan tâm hàng đầu, thế nhưng, mặc dù trong Luật Điện lực số 28/2004/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung số 24/2012/QH13 không có quy định về lập chiến lược điện lực, song vẫn lập và phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020". Điều trớ trêu là Chiến lược được lập ra và phê duyệt, nhưng không có quy hoạch phát triển điện nào được lập và tuân thủ theo Chiến lược đó. Thậm chí, hiện nay lại đang trong quá trình xây dựng Chiến lược phát triển điện mới (bất chấp Luật Điện lực không có quy định này).

Hoặc, hiện đang xây dựng Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2035, trong khi vừa mới phê duyệt Chiến lược ngành dầu khí, năng lượng tái tạo và các quy hoạch than, điện, công nghiệp khí, hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu...

Có thể nói, việc xây dựng chiến lược và quy hoạch của toàn ngành năng lượng nói chung và của từng phân ngành năng lượng nói riêng tuy được quan tâm nhất, nhưng chưa tuân theo một thể chế thống nhất. Do vậy, trong thực tế chiến lược toàn ngành, chiến lược từng phân ngành chưa có mối quan hệ hữu cơ với nhau và chưa thực sự đóng vai trò là cơ sở định hướng cho việc xây dựng quy hoạch.

Tương tự, các quy hoạch của các phân ngành năng lượng cũng chưa có quan hệ mật thiết với nhau vì mục tiêu phát triển ngành năng lượng đồng bộ, thống nhất và hiệu quả - trên cơ sở khai thác, phát triển tối ưu các nguồn tài nguyên năng lượng trong nước. Chính vì vậy, lẽ ra chiến lược làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch và quy hoạch làm cơ sở cho việc định hướng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện trong thực tế, song ngược lại chiến lược, quy hoạch lại thường xuyên chạy theo thực tế, hợp thức hóa thực tế đã thực hiện.

Thậm chí, có trường hợp, chiến lược, quy hoạch mới phê duyệt xong đã lỗi thời so với thực tế.

Báo cáo cho rằng, tình trạng nêu trên không chỉ xảy ra trong ngành năng lượng mà ở cả tất cả các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân trên phạm vi cả nước, vùng và địa phương.

Với thực trạng như trên thì dù Luật Quy hoạch có được thông qua và ban hành thì cũng chưa thể khắc phục được các bất cập trong công tác kế hoạch hóa nói chung và những bất cập trong công tác quy hoạch nói riêng như đã nêu trên. Đặc biệt, việc lập quy hoạch không thể căn cứ vào chiến lược như dự thảo Luật quy định, hay nói cách khác chưa thể có chiến lược theo đúng nghĩa để làm căn cứ xây dựng quy hoạch.

Do vậy, trong Văn bản của Tạp chí Năng lượng Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã kiến nghị 2 phương án khắc phục bất cập này trong dự thảo Luật Quy hoạch lần này nhưsau:

Phương án thứ nhất: Có thể gọi là phương án "chữa cháy": Trong Chương 1. Quy định chung nên bổ sung mục "Quy định chung về khung kế hoạch hóa". Trong đó, đề cập đến các nội dung và trình tự lập: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (5 năm, 3 năm, hàng năm) và mối quan hệ giữa chúng, đặc biệt là làm rõ: (1) Các cấp, loại và kỳ chiến lược, đồng thời bổ sung danh mục các loại chiến lược vào Phụ lục 1; (2) Các cấp, loại và kỳ quy hoạch tương ứng theo tinh thần đảm bảo cho chiến lược là căn cứ để lập quy hoạch.

Phương án thứ hai: Có thể gọi là phương án "triệt để" giải quyết tổng thể toàn bộ vấn đề. Theo đó, đề xuất bỏ Luật Quy hoạch mà thay vào đó là xây dựng Luật Kế hoạch hóa, gồm 4 nội dung chính: Quy định chung về khung kế hoạch hóa; Quy định về chiến lược; Quy định về quy hoạch; Quy định về kế hoạch (5 năm, 3 năm và hàng năm). Với phương án này không những giải quyết triệt để vấn đề chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về kế hoạch hóa trong toàn bộ nền kinh tế, ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương mà còn là công cụ quan trọng đảm bảo hiện thực hóa đường lối của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước.


Nguồn tin: nangluongvietnam.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không