Để thay đổi hành vi của nhân viên, bạn cần phải thay đổi nhận thức của họ trước rồi từ đó hình thành các thói quen tiết kiệm năng lượng. Một cách đơn giản để giúp nhân viên của bạn thực hiện những hành động cần thiết là treo bảng những việc nên làm để tiết kiệm năng lượng ở những vị trí dễ thấy, dễ nhìn trong công ty.
Ngay cả những thay đổi nhỏ nhất trong hành vi của mỗi nhân viên cũng có thể giúp tiết kiệm năng lượng nơi công sở và hoàn thiện mục tiêu xây dựng mô hình công sở xanh và bền vững. Dưới đây là 4 bước giúp bạn tạo nên những thay đổi tích cực này:
1. Đưa ra các quy định rõ ràng về tiết kiệm năng lượng nơi công sở và giải thích tầm quan trọng của chúng. Biến tiết kiệm năng lượng thành một phần quan trọng trong sổ tay nhân viên và quá trình thăng tiến của họ.
2. Làm gương cho nhân viên bằng những hành động cụ thể: Trăm nghe không bằng một thấy; vì thế, cách tốt nhất để thuyết phục nhân viên nghe theo và thực hiện những quy định trên là bạn phải chứng minh bằng những hành động cụ thể. Nhân viên luôn làm theo sếp. Nếu như bạn luôn luôn tắt điện khi không sử dụng đến; nhân viên của bạn cũng sẽ làm như vậy.
3. Dán bảng nội quy về tiết kiệm năng lượng ở xung quanh văn phòng để nhắc nhở nhân viên về những gì họ cần làm.
4. Có chế độ thưởng phạt rõ ràng: Quy định luôn phải đi kèm với việc thưởng, phạt. Việc bạn khen thưởng cho những người làm tốt cũng sẽ tạo động lực để những người khác thực hiện theo.
Bộ quy tắc về tiết kiệm năng lượng sẽ phát huy hiệu quả tối đa khi nó phù hợp với văn hóa công ty. Việc quản lý chặt chẽ là cần thiết nhưng nếu bạn khiến cho tất cả mọi người đều đồng lòng, việc thay đổi sẽ nhanh hơn và kết quả sẽ tốt hơn.
Hãy tránh việc áp đặt nhân viên và yêu cầu họ phải làm thế này, thế kia. Thay vào đó, hãy trao thưởng cho những người làm việc tốt. Bạn cũng không nên đánh giá thấp vai trò của sự hài hước trong việc thu hút sự chú ý và tinh thần hợp tác của nhân viên.
Những việc làm dưới đây sẽ giúp xây dựng bộ quy tắc về tiết kiệm năng lượng trong mọi mô hình công ty, tổ chức một cách hiệu quả. Bạn có thể dán những quy định này ở xung quanh văn phòng làm việc để nhắc nhở mọi người đều cần phải nỗ lực, đóng góp vì mục tiêu chung.
Thực hiện những thói quen dưới đây sẽ giúp cắt giảm lượng điện tiêu thụ đồng thời tăng tuổi thọ của các thiết bị văn phòng. Bạn nên đưa ra những quy định đơn giản pha một chút yếu tố hài hước để khuyến khích việc thực hiện của tất cả mọi người. Ví dụ như:
Tiết kiệm nước cũng là tiết kiệm năng lượng. Sử dụng nước vô tội vạ và rò rỉ ống nước, dù là to hay nhỏ cũng sẽ gây lãng phí tài nguyên. Vì thế, khi nhân viên của bạn ý thức được việc tiết kiệm nước, họ sẽ đóng góp một phần không hề nhỏ vào cắt giảm chi phí vận hành doanh nghiệp mỗi tháng. Các quy định về tiết kiệm nước có thể bao gồm:
Một số quy định bạn cần tuân theo để tiết kiệm năng lượng nơi công sở
Xây dựng quy định về phát triển bền vững nghĩa là bạn phải thiết lập và củng cố các thói quen có tác động đến môi trường và việc sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp. Nếu thấy phù hợp, bạn có thể vận dụng những quy định sau:
Nhà bếp là trung tâm tiêu tốn điện năng ở rất nhiều văn phòng làm việc. Để tiết kiệm điện, hãy đầu tư vào những thiết bị tiết kiệm năng lượng (dựa vào Energy Star). Ngoài ra, hãy áp dụng những quy định về trong việc sử dụng nhà bếp/phòng ăn dưới đây:
Tủ lạnh, ngay cả những loại có nhãn dán năng lượng nhiều sao cũng vẫn là "thủ phạm" tiêu tốn nhiều điện nhất trong phòng ăn công ty. Do đó, hãy áp dụng những quy định sau để tiết kiệm điện khi sử dụng thiết bị này: