(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Bản Thiết kế cho tương lai năng lượng sạch của Việt Nam

Thứ tư - 06/06/2018 15:43 - Đã xem: 3195

Bản Thiết kế cho tương lai năng lượng sạch của Việt Nam

Dự án nhà máy điện gió Đầm Nại (huyện Ninh Hải và Thuận Bắc). Ảnh: TTXVN.

Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh, cho biết: "Bản Thiết kế cho tương lai năng lượng sạch của Việt Nam" là kết quả từ nghiên cứu “Các kịch bản phát triển nguồn điện tại Việt Nam” do chuyên gia của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh thực hiện theo hướng có lợi cho sức khỏe, hợp lý về chi phí và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nghiên cứu đưa ra năm kịch bản đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao của Việt Nam với hướng tiếp cận tối ưu hóa chi phí, đồng thời xem xét chi phí ngoại biên từ tác động của ô nhiễm không khí và phát thải các bon. Nghiên cứu chỉ ra rằng sau năm 2020, Việt Nam có khả năng không cần xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới mà vẫn duy trì hệ thống năng lượng an toàn với giá cả hợp lý. 

Ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, cho rằng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, việc chuyển dịch sang năng lượng xanh là quan trọng và cần thiết. Hơn nữa, phát triển xanh là hướng đi thông minh cho Việt Nam với tiềm năng về năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Phát triển năng lượng tái tạo là hướng đi hợp lý để Việt Nam tránh phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, tuy nhiên, phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. 

Ông Đào Trọng Tứ, thành viên Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài Nguyên nước và Biến đổi Khí hậu (CEWAREC), nhấn mạnh những lợi ích mà Bản Thiết kế mang lại cho Việt Nam như tăng cường an ninh năng lượng do giảm tỷ lệ nhập khẩu than, tránh việc phải xây dựng thêm khoảng 30.000MW nhiệt điện than vào năm 2030 (tương đương với khoảng 25 nhà máy điện than), giảm áp lực huy động 60 tỷ USD vốn đầu tư cho những dự án nhiệt điện than. Đồng thời, tránh được việc đốt khoảng 70 triệu tấn than/năm (tương đương với 7 tỷ USD/năm cho việc nhập khẩu than), giảm phát thải khoảng 116 triệu tấn CO2/năm và giảm ô nhiễm không khí và nguồn nước. Đặc biệt, kịch bản này ước tính tránh được khoảng 7.600 ca tử vong sớm hàng năm vào năm 2030. 

Các đại biểu đều nhất trí với Bản thiết kế đề xuất và khẳng định nghiên cứu đã cho thấy phương án an toàn và chấp nhận được để đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai của Việt Nam, đáp ứng mục tiêu của Thỏa thuận Paris là cắt 30GW điện than, đồng nghĩa với việc đưa ra khỏi quy hoạch 25 nhà máy điện than và thay vào đó áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo. 

Hiện nay, với việc Chính phủ định hình kế hoạch phát triển năng lượng dự kiến vào năm 2019, đây là thời điểm quan trọng để lên kế hoạch cho một hệ thống năng lượng hiện đại cung cấp năng lượng an toàn, giá cả phải chăng mà không gây hại cho sức khỏe người dân. Bản Thiết kế đề xuất này cho thấy Việt Nam đủ điện dùng mà vẫn đảm bảo môi trường và sức khỏe người dân, ông Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng, đại diện Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN), nhận định.


Nguồn tin: daidoanket.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không