(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Bài toán năng lượng: Việt Nam có cần tiếp tục “trung thành” với nhiệt điện than?

Thứ ba - 16/01/2018 14:54 - Đã xem: 3143
Việt Nam có nên tiếp tục sử dụng nguồn nhiệt điện than trong 30 năm tới khi thế giới đang quay lưng lại với dạng năng lượng này? Câu trả lời sẽ có nếu đẩy mạnh phát triển các dạng năng lượng tái tạo, nhưng muốn phát triển phải tháo gỡ các khó khăn về giá, ưu đãi…đang là những vấn đề mà nhà đầu tư băn khoăn.

Theo ông John Kerry, cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, hiện nay, ngành năng lượng của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào than đá – dạng năng lượng mà nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm cách giảm sử dụng.

Tiếp tục “trung thành” với nhiệt điện than?

Thống kê hiện nay cho thấy Việt Nam có tới 26 nhà máy điện than, có thể dùng nhiệt điện than trong 30 năm nữa. Ông Kerry đặt vấn đề, liệu Việt Nam có nên tiếp tục sử dụng nguồn lực nhiệt điện than 30 năm tới không khi thế giới đang quay lưng lại?

Ông Kerry dẫn chứng tại Mỹ đã có khoảng 75% năng lượng tái tạo bổ sung vào tổng nguồn cung năng lượng, dẫn tới than đá chỉ chiếm 0,2%. Các định chế tài chính tại Mỹ và thế giới hiện cũng không khuyến khích đầu tư vào than đá.

Trung Quốc đang là quốc gia lớn nhất về phát triển kinh tế năng lượng mặt trời, dần thoái lui và tránh xa điện than trong những năm vừa qua. Các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ cũng phát triển năng lượng tái tạo lên gấp đôi vào năm 2022…

Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam có lợi thế lớn mà thiên nhiên ưu đãi như bức xạ mặt trời, gió và sinh khối dồi dào cùng với sự dịch chuyển của thế giới, ông Kerry khuyến nghị Việt Nam cần nằm trong sự dịch chuyển ấy để có thể tiết kiệm hàng chục tỷ USD.

“Nếu Việt Nam gia tăng sử dụng điện than trong nhiều năm và bổ sung thêm nhà máy nhiệt điện than, tôi cho rằng đây không phải là quyết định thông thái. Tôi có niềm tin vững chắc than đá không phải là rẻ so với mặt trời, sức gió và sinh khối bởi nó kéo theo chi phí về GTVT, đất đai, tác động tiêu cực đến cộng đồng, không khí… Tất cả chi phí này đắt hơn rất nhiều so với năng lượng sạch”, ông Kery nói.

Chia sẻ về vấn đề này, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đánh giá nguồn năng lượng hóa thạch có hạn, việc sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tăng phát khí gây hiệu ứng nhà kính.

 
Nhiệt điện than tạo ra nhiều hệ lụy về môi trường. Ảnh. DT

Do đó, việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng xanh thay thế, có khả năng tái tạo và khắc phục được các hạn chế trên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt hay năng lượng sinh khối, năng lượng học là một nhu cầu tất yếu.

Cơ chế tài chính cần rõ ràng

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cũng cho rằng thách thức về tác động môi trường của các hoạt động cung cấp năng lượng sẽ ngày càng gia tăng do nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh, đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng về tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than trong cơ cấu nguồn cung năng lượng.

Vì vậy, thời gian tới, Việt Nam sẽ thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng tái tạo, bao gồm: thủy điện vừa và nhỏ, năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, khí sinh học, nhiên liệu sinh học. Đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện, sản xuất nhiệt và nhiên liệu giao thông. Duy trì tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp ở trên mức 30% đến năm 2035.

Về giải pháp, ông Vượng cho biết xây dựng các chương trình, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật với các cơ chế khuyến khích phù hợp để đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, trong đó tập trung vào cơ chế giá hỗ trợ cho các dự án sử dụng năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt…

Theo Ngoại trưởng Mỹ, Việt Nam cần chấp nhận năng lượng tái tạo, đây không phải là sự lựa chọn dễ dàng, nhưng không có gì ghê gớm cả, mà là cách đơn giản bảo vệ con người, môi trường Việt Nam tốt hơn.

“Tôi biết lãnh đạo Việt Nam hướng đến năng lượng mặt trời, tuy nhiên “chìa khóa” đầu tư, cơ chế tài chính như nào thì cần có kế hoạch rõ ràng”, ông nói.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho biết hiện nay, giá điện mặt trời 9,35 cent, điện gió trong bờ khoảng 8,5 cent, ngoài khơi khoảng 8,8 cent/kWh, điện sinh khối, sinh học thì Việt Nam chưa có.

“Giá điện mặt trời 9,35 cent, nhà đầu tư rất hào hứng, đăng ký điện mặt trời từ miền Trung trở vào là 19.000MW. Tuy nhiên họ chưa làm, bởi đâu phải chỉ mỗi giá, còn phụ thuộc vào đất như đất đồi, đất mặt biển, đất mặt hồ… Chưa kể vấn đề cấp phép, Trung ương đã khó, về địa phương lại nhiêu khê”, ông Ngãi đánh giá.

Thêm nữa, ông Ngãi cho rằng cần nói rõ với giá điện như vậy bán bao nhiêu năm để có căn cứ tính từ khi đầu tư đến khi thu hồi vốn. Chẳng hạn, cho bán giá cao, nhưng đến khi hồi vốn xong rồi phải bán giá thấp, nhà đầu tư vừa có lãi vừa duy trì cam kết.

 


Nguồn tin: langmoi.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không