(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Áp dụng công nghệ đèn led cho tàu đánh bắt xa bờ tại Quảng Trị

Chủ nhật - 30/06/2019 16:07 - Đã xem: 9750
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ ĐÈN LED CHO TÀU ĐÁNH BẮT XA BỜ TẠI QUẢNG TRỊ DỰ ÁN XÂY DỰNG JCM THÀNH CÔNG ĐẦU TIÊN TẠI QUẢNG TRỊ


Quảng Trị có hơn 200 tàu đánh bắt xa bờ (công suất từ 90 - trên 400 CV). Tuy nhiên, công nghệ chiếu sáng dùng trong đánh bắt xa bờ truyền thống là sử dụng các loại đèn cao áp, dây tóc, halogen, huỳnh quang, compact... nhưng chủ yếu đèn Meta Halide (thường gọi là đèn HID) công suất 1.000W – 2.500W/ bóng để dẫn dụ cá. Đây là loại đèn tiêu hao điện lớn và phát thải nhiều CO2. Trung bình hàng năm mỗi tàu tiêu thụ khoảng 30.000 lít dầu DO/năm thì lượng khí phát thải quy đổi khoảng 85.800 kg CO2 (một lít dầu DO phát thải 2,86 kg Carbon dioxide). Được sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Công nghệ Công nghiệp và Năng lượng mới Nhật Bản (New Energy and Industrial Technology Development Organization - NEDO) thông qua dự án tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả công việc với trang thiết bị đèn LED đặc biệt công nghệ mới (COB) cho tàu đánh bắt xa bờ Quảng Trị, thực hiện theo JCM (Joint Crediting Mechanism) với tổng đầu tư khoảng 3.406.596 USD (chưa kể đối ứng từ Việt Nam).
 
Hiện trạng
Với đội tàu đánh bắt toàn tỉnh gần 3.000 tàu thuyền với tổng công suất hơn 70.000 CV, sản lượng đánh bắt thuỷ sản trung bình mỗi năm đạt trên 25.432,2 tấn. Việc mạnh dạn tiếp cận với các ngư trường xa hơn, bám biển dài ngày là hướng làm ăn mà ngư dân Quảng Trị đang hướng đến. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong đánh bắt nhằm đầu tư, nâng cấp tàu thuyền, ngư lưới cụ, du nhập nghề mới, đào tạo nhân lực, áp dụng khoa học và công nghệ vào đánh bắt thuỷ, hải sản để tăng năng suất trên một phương tiện khai thác, giảm chi phí, tiết kiệm nhiên liệu nhằm mang lại hiệu quả cao là bài toán cần đặt ra.
Do đó, cần có một công nghệ tiên tiến để thay thể các công nghệ chiếu sáng từ trước đến nay. Trước đây, một số loại đèn sử dụng các công nghệ LED (Light Emitting Diode) do Việt Nam hoặc một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc đã áp dụng tại một số tỉnh như: Nghệ An, Bình Định, ...nhưng hiệu quả chưa cao và công nghệ thiết bị chưa đáp ứng việc đánh bắt bằng ánh sáng. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị cùng Công ty Cổ phần Năng lượng Công nghệ Vĩnh Cửu được sự hỗ trợ của NEDO và triển khai trực tiếp từ Công ty Stanley Electric đã thực hiện thành công Dự án tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả công việc với trang thiết bị đèn LED đặc biệt công nghệ mới (COB) cho tàu đánh bắt xa bờ Quảng Trị (gọi là dự). Dự án được thực hiện theo JCM (Joint Crediting Mechanism-Cơ chế tín chỉ chung) là phương pháp tiếp cận mới được đề xuất bởi Nhật Bản hay còn gọi là Cơ chế tín chỉ bù trừ song phương (BOCM).
 
Công nghệ và phương pháp đánh bắt truyền thống
Hiện nay công nghệ chiếu sáng dùng trong đánh bắt xa bờ truyền thống chủ yếu bằng các loại đèn (đèn cao áp meta halide -HID, đây là loại đèn tiêu hao rất nhiều năng lượng (chỉ có 25% năng lượng sử dụng là hữu ích) xuất xứ Trung Quốc, tăng chi phí khi ra khơi, tăng gánh nặng cho ngư dân. Trung bình một chuyến đi từ 8-10 ngày tiêu tốn 1.000 lít dầu DO, đây là chi phí lớn, bên cạnh đó việc sử dụng dầu DO sẽ tác động xấu đến môi trường. Các loại đèn chiếu sáng HID rất nhanh hỏng, với dàn đèn pha xúc (loại 10-16 cái) trung bình sau 1-2 tháng là phải thay thế sửa chữa, còn với dàn đèn vây rút (mỗi tàu từ 40 cái trở lên) trung bình là 6 tháng/lần. Hơn nữa, do các thiết bị này vận hành trong môi trường nước biển nên dễ bị ăn mòn như choá đèn, CB, thanh đỡ, …. Tải hệ thống chiếu sáng lớn, hoạt động trong thời gian dài làm cho máy phát điện dễ quá tải, hỏng hóc, khiến cho chi phí tăng thêm khi áp dụng công nghệ chiếu sáng truyền thống.
 
Các giai đoạn thực hiện:
Dự án được thực hiện qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn nghiên cứu khả thi: từ 11/2014- 10/2015.
  • Giai đoạn trình diễn: từ 2/2016 - 1/2017.
  • Giai đoạn thực hiện JCM: từ 3/2017 - 3/2018.
  • Giai đoạn triểm khai JCM: từ 4/2018-12/2023.
 
Kết quả chung
- Về nhiên liệu: Tiết kiệm 60-70 %, tùy theo số ngày đi và khoảng cách đi trong chuyến.
-  Sản lượng cá: Không thay đổi, tuy nhiên còn phụ thuộc vào góc chỉnh đèn LED. 

Kết quả kỹ thuật
- Về độ rọi: Hệ thống đèn LED lớn hơn đèn HID, nhưng điện năng tiêu thụ chỉ bằng một phần tư so với tàu đối chứng;
- Về độ sâu chiếu sáng: Đèn LED tương ứng là 40-60 m, trong khi đó đèn HID chỉ đạt 17-30 m;
- Về quang thông đèn LED và HID là tương đương;
- Giảm thiểu phát thải khí nhà kính: Sử dụng đèn LED chỉ tiêu tốn nhiên liệu khoảng 20 % so với tàu đối chứng (hệ thống chiếu sáng). Tiết kiệm lượng dầu sử dụng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do khí thải Carbon dioxide gây ra.

- Việt Nam: Giảm phát thải khí nhà kính (carbon dioxide - CO2) khoảng 886.500 tấn CO2/30.000 tàu/năm (do sử dụng đèn LED thay thế đèn cũ tiết kiêm nhiên liệu từ dầu DO)
- Quảng Trị: Với 1.750 đèn LED cho 40 tàu giảm thiểu 1.048 tấn CO2
Hình 1. Biểu đồ giảm thiểu CO2 trước/sau khi thực hiện (minh hoạ)
 
Hình ảnh hoạt động của dự án:
 

Hình 2a. Lắp đạ hệ thống đèn LED trên các tàu dự án Hình 2b. Đánh mẻ cá thu bè trên biển trúng 100 tấn vụ cá đầu năm 2019
 
Nhận xét  
Việc sử dụng công nghệ đèn LED trên tàu lưới vây có nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội hơn so với các loại bóng đèn HID đang sử dụng trong ngư dân hiện nay, hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, hiện đèn LED có giá thành cao, do vậy việc đầu tư thiết bị đối với ngư dân là khó khăn.
 
Đề xuất
            Trong thời gian đến, để công nghệ này được áp dụng rộng rãi trong nghề khai thác bằng ánh sáng, thì cần phải phối hợp với các Công ty trong và ngoài nước sản xuất các loại đèn LED đánh bắt có giá thành hợp lý để ngư dân có thể dễ dàng trang bị.
 

Một số thay đổi kỹ thuật thiết bị thế hệ mới (version 4.0)
  Thiết bị của dự án (v3.0) Thiết bị mới  (v4.0) Hình ảnh v4.0
Quang thông 18.300 lm 25.000 lm
Hiệu suất 100lm/W 160lm/W
Kích thước 250mm×400mm 220mmx330mm
Trọng lượng (kg) 5,5 2,5
Giá thành (VNĐ) 15.400.000 4.000.000
           
            Tiếp tục có các nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở khoa học cho ứng dụng trong đánh bắt như: độ đồng đều của ánh sáng đèn LED, sự thích ứng của các loài cá đối với phổ ánh sáng đèn LED, … với những ưu điểm vượt trội so với các loại bóng đèn thông thường, chắc chắn công nghệ đèn LED sẽ được ứng dụng rộng rãi cho nghề khai thác hải sản kết hợp ánh sáng trong thời gian không xa. Hiện đơn vị chuyển giao đã đưa ra thế hệ đèn LED mới (version 4.0 – Bảng 1).
Tuyên truyền, hướng dẫn cách sử dụng thay thế cho các đèn HID tiến đến hạn chế sử dụng các loại thiết bị tiêu tốn nhiều nhiên liệu.
Xây dựng các tiêu chuẩn quy chuẩn đối với đèn LED cho tàu đánh bắt xa bờ.


Tác giả bài viết: ETES

Những tin mới hơn

 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không