Vi chíp do Viện nghiên cứu mạch và hệ thống vi điện tử Fraunhofer của Đức chế tạo, được thiết kế để gắn lên khung nhôm của cửa sổ nằm giữa các tấm kính. Bề mặt trên cùng của nó được bao phủ pin mặt trời và vi chíp có thể tích trữ đủ điện năng vào ban ngày để họat động suốt cả đêm.
Sử dụng kết hợp gia tốc kế và từ kế, chíp có khả năng phát hiện thời điểm cửa sổ ở trạng thái mở và khoảng thời gian cửa sổ mở. Nếu cửa sổ mở “quá lâu” (như khi mọi người ra khỏi nhà cả ngày hoặc nhiệt độ giảm mạnh), nó truyền tín hiệu vô tuyến đến trạm gốc trong nhà. Sau đó, trạm gốc báo động cho chủ nhà.
Ngoài ra, nếu chíp phát hiện các chuyển động liên quan đến cửa sổ khóa bị đẩy mở, nó sẽ truyền tín hiệu đến trạm gốc để phát chuông báo động.
Chíp cảm biến sẽ được giới thiệu tại hội chợ thương mại BAU ở Munich, Đức diễn ra từ ngày 19-24/1/2015. Viện nghiên cứu mạch và hệ thống vi điện tử Fraunhofer trước đây đã chế tạo được một hệ thống tương tự, trong đó cảm biến ở cửa số được cấp điện bằng pin mặt trời và máy phát nhiệt điện.
Theo Gizmag