(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Tìm hướng phát triển năng lượng sinh khối

Chủ nhật - 25/12/2016 22:00 - Đã xem: 4090

Năng lượng sinh khối là bước phát triển phù hợp nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời góp phần cải thiện đời sống dân sinh, phát triển nông nghiệp nông thôn, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Đó là nội dung được nhiều đại biểu đồng tình tại Hội thảo quốc tế: “Phát triển năng lượng sinh khối Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” tổ chức mới đây tại Hà Nội.

(VEN)- Chưa xứng với tiềm năng

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, năng lượng sinh khối là bước phát triển phù hợp nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần cải thiện đời sống dân sinh, phát triển nông nghiệp nông thôn, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Phát triển năng lượng sinh khối có thể giúp cải thiện chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc các ngành: Năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, biển; nghiên cứu, đào tạo, sáng chế.…

Hiện tại, tiềm năng năng lượng sinh khối ở Việt Nam vô cùng phong phú và trữ lượng lớn. Cụ thể, phế thải sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 45%), gỗ củi (khoảng 30%), chất thải chăn nuôi (khoảng 16-18%), rác thải và các chất thải hữu cơ khác (5-7%). “Theo tính toán, chất thải nông nghiệp tính riêng ở đồng bằng sông Cửu Long đã là hàng chục triệu tấn mỗi năm, chưa kể hàng trăm hecta rừng cho hàng trăm mét khối củi, gỗ hàng năm. Lượng sinh khối khổng lồ ấy chưa được tận dụng làm năng lượng tái tạo xanh - sạch”, ông Ngãi nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Ngọc - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Phát triển năng lượng Sơn Vũ chia sẻ: Việt Nam bắt đầu đốt rác phát điện từ hơn 20 năm và cũng nghiên cứu suốt từ đó đến giờ. Tiềm năng có nhiều, thế mạnh lắm, nhưng sau 2 thập kỉ vẫn chỉ là nghiên cứu. Chúng ta tới giờ chưa có nhà máy đốt rác phát điện đi vào hoạt động thực sự. Trong khi đó, nguồn năng lượng sinh khối, năng lượng tái tạo đang là mối quan tâm hàng đầu của đất nước khi mà mức tiêu thụ năng lượng năm 2013 đạt khoảng 57 triệu tấn dầu quy đổi (Mtoe) và dự báo mức tiêu thụ năng lượng tiếp tục tăng cao, khoảng 7% mỗi năm từ 2010 đến 2020 và xấp xỉ 5% trong giai đoạn 2020-2030.
 

Thừa nhận thực tế khai thác năng lượng sinh khối chưa xứng với tiềm năng, ông Nguyễn Ninh Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và năng lượng tái tạo - Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) chỉ ra: “Chúng ta mới chỉ quan tâm nhất là sử dụng năng lượng sinh khối cho phát điện, còn những ưu điểm và công dụng khác như chế tạo xăng sinh học, tận dụng phế thải làm biomass… vẫn chưa được nghiên cứu và áp dụng”.

 
 

“Tăng tốc” các giải pháp để phát triển năng lượng sinh khối

Để có những giải pháp cụ thể cho phát triển năng lượng sinh khối, đại diện các doanh nghiệp đã giới thiệu về các công nghệ ứng dụng tiêu biểu phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bếp khí hóa tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiệt đun nấu, khi lắp thêm bộ phát điện thì ở quy mô hộ gia đình có thể thắp sáng. Ở quy mô công nghiệp, bếp khí hóa thích hợp sấy nông sản trên quy mô lớn và tạo điện thắp sáng. Công nghệ đốt chất thải rắn phát điện của Tập đoàn Wabio được ứng dụng ở Đồng Hới (Quảng Bình) cũng đã đem lại nguồn năng lượng đáng kể cho phát triển sản xuất.

Bà Bùi Hằng Phương - Chuyên gia kinh tế phát triển, Trung tâm Hỗ trợ phát triển năng lượng Việt Nam giới thiệu cuốn sách "Cẩm nang năng lượng xanh Việt Nam: Biomass - Develop & green" với mục tiêu giúp các nhà đầu tư có hiểu biết cơ bản về loại hình năng lượng mới này, đồng thời biết được các nguồn hỗ trợ cần thiết khi thực hiện dự án năng lượng sinh khối, đặc biệt là các dự án lớn. Cuốn sách là công trình chung của gần 30 tập thể là các đơn vị nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ phát triển, các doanh nghiệp trong ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng sinh khối.

Trên cơ sở đó, bà Phương cũng giới thiệu 6 mô hình kinh tế sử dụng năng lượng sinh khối, trong đó thể hiện rõ các ưu thế của năng lượng sinh khối như sự linh hoạt, thích hợp với nhiều quy mô từ hộ gia đình đến quy mô khu công nghiệp; tận dụng tốt tài nguyên thổ nhưỡng và nguồn lao động dồi dào của Việt Nam; có nhiều hiệu ứng tích cực tới kinh tế, xã hội, môi trường.… Cùng đưa ra những giải pháp phát triển nguồn năng lượng sinh khối, ông Phạm Trọng Thực - Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương cho rằng: “Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra trên 7.000 tấn rác, nếu phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam, vấn đề môi trường sẽ có cơ hội được giải quyết dứt điểm, góp phần vào việc phát triển nguồn năng lượng bền vững”.

Ngoài ra, Việt Nam muốn phát triển năng lượng sinh khối cần phải có những chính sách, quy định cụ thể để giữ gìn môi trường, cần phải có những văn bản quy phạm pháp luật ở mức cao (luật, nghị định) để khuyến khích nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, phải đưa ra những chiến lược, quy hoạch cụ thể, ngắn hạn và dài hạn để phát triển nguồn năng lượng này ở cấp quốc gia.

Ông Phạm Trọng Thực - Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương: Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối nói riêng và các loại hình năng lượng tái tạo nói chung.
 


Nguồn tin: kinhtevn.com.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không