Dầu thô WTI kỳ hạn ở mức 52,47 USD/thùng, giảm 17 US cent hay 0,3% so với đóng cửa phiên trước. Dầu WTI giảm khoảng 2,5% trong phiên vừa qua.
Dầu thô Brent giảm 12 US cent hay 0,2% xuống 61,51 USD/thùng sau khi giảm 1,7% trong phiên trước.
Đang gây áp lực lên các thị trường tài chính, gồm cả dầu thô, là những lo ngại tranh chấp thương mại Mỹ Trung sẽ vẫn chưa được giải quyết, làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không có kế hoạch gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trước ngày 1/3/2019 để thiết lập thỏa thuận thương mại giữa hai nước.
Nếu không có thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trump đe dọa sẽ tăng thuế quan của Mỹ với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Các vòng đàm phán tiếp theo dự định diễn ra trong tuần tới tại Bắc Kinh.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường tại công ty môi giới kỳ hạn Oanda cho biết “giá dầu thô trở lại mức thấp của tuần này do triển vọng tăng trưởng chậm lại ... có thể báo hiệu sự trở lại của hàng tồn kho tăng”.
Bất chấp điều này, các thương nhân cho biết giá đầu thô bị hạn chế giảm hơn nữa bởi việc cắt giảm nguồn cung của OPEC năm ngoái nhằm thắt thặt thị trường và hỗ trợ giá.
Như một phần của thỏa thuận cắt giảm này, Saudi Arabia – nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và là nhà lãnh đạo của OPEC – đã giảm sản lượng dầu thô 400.000 thùng/ngày trong tháng 1/2019 xuống 10,24 triệu thùng/ngày. Điều này khiến sản lượng của Saudi Arabia thấp hơn sản lượng của Mỹ gần 1,7 triệu thùng/ngày.
Những nguy cơ khác với nguồn cung dầu từ Venezuela sau khi thực hiện các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại ngành dầu mỏ của nước thành viên OPEC này trong cuối tháng 1/2019. Các nhà phân tích dự kiến điều này khiến xuất khẩu mất 300.000 – 500.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, hiện tại ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt với thị trường dầu quốc tế bị hạn chế.
Norbert Rücker, giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ngân hàng Thụy Sỹ Julius Baer “sản gián đoạn tổng thể của Venezuela dường như có thể kiểm soát được với cả thị trường Mỹ và toàn cầu”.