(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

ESCO thúc đẩy tiết kiệm năng lượng

Thứ năm - 21/06/2018 18:51 - Đã xem: 3169
Mô hình công ty cung cấp dịch vụ năng lượng (ESCO) là một trong những giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang được rốt ráo triển khai tại Việt Nam. Đó là nội dung chính tại hội thảo: “Phát triển thị trường dịch vụ năng lượng ESCO tại Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội ngày 20/6.

Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng & Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội thảo

ESCO- giải pháp phát triển năng lượng toàn diện

Theo ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng & Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện nay vẫn còn là một trong những quốc gia có cường độ sử dụng năng lượng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng quốc gia, các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 47,3% tổng năng lượng sử dụng cuối cùng, tiếp theo là các ngành giao thông vận tải và dân dụng chiếm lần lượt 29,6% và 15,1%. Trong khi đó, tiềm năng trữ dầu và khí đốt sẽ sớm suy giảm, năng lượng tái tạo chưa thể đáp ứng ngay với quy mô lớn do giá thành còn cao thì việc thúc đẩy các hoạt động, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp có tính kinh tế cao, cần được ưu tiên.

ESCO là mô hình của một công ty cung cấp các giải pháp năng lượng toàn diện cho khách hàng. Đây là mô hình thuộc dự án “Tiết kiệm năng lượng (TKNL) và sản xuất sạch hơn tại Việt Nam” được triển khai từ năm 2011 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với sự chủ trì của Bộ Công Thương. Trong thời gian qua, Bộ Công Thương và WB đã phối hợp thực hiện Dự án TKNL cho ngành Công nghiệp Việt Nam (gọi tắt là VEEIE), trong đó IBRD cung cấp một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD cho các tổ chức tài chính tham gia tiến hành cho vay các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với WB tiến hành đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp về chính sách cũng như các phương án để thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ năng lượng ESCO tại Việt Nam.

 Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy việc phát triển thị trường ESCO, với một môi trường chính sách thuận lợi có thể nhân rộng hiệu quả việc đầu tư vào các dự án TKNL. Mặc dù tiềm năng về TKNL tại Việt Nam là rất lớn, có rất ít hoạt động đầu tư vào lĩnh vực TKNL được thực hiện do năng lực của các đơn vị tham gia còn hạn chế, trong đó có cả các đơn vị tư vấn, ngân hàng và doanh nghiệp. Sự tham gia của các ESCO vào thị trường TKNL sẽ giúp cung cấp các nguồn kĩ thuật, sắp xếp tài chính, chia sẻ rủi ro và tạo dựng niềm tin cho các doanh nghiệp công nghiệp và ngân hàng đầu tư vào các dự án TKNL.

 “Nếu tạo được cơ chế hỗ trợ phù hợp, mô hình ESCO sẽ là một mắt xích quan trọng trong việc triển khai các chương trình TKNL quốc gia thì trong tương lai gần, thị trường ESCO Việt Nam sẽ phát triển không thua kém các nước trong khu vực và thế giới”, ông Trịnh Quốc Vũ khẳng định. 

Tập trung gỡ bỏ rào cản

Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng 100 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ TKNL. Nhưng trên thực tế số lượng đơn vị đăng ký hoạt động ESCO và có hoạt động theo mô hình ESCO còn rất hạn chế. Mặc dù Chính phủ đã có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thúc đẩy hoạt động TKNL theo mô hình ESCO như hỗ trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư sản xuất phương tiện, thiết bị TKNL; đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, công nghệ tiết kiệm năng lượng; ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm TKNL…Nhưng vẫn còn một số rào cản cần phải khắc phục trong thời gian tới nhằm thúc đẩy hoạt động ESCO phát triển tương xứng với tiềm năng.

Đầu tiên phải kể đến là thiếu cơ chế, hỗ trợ tài chính cho việc phát triển và triển khai các dự án TKNL. Đây là một trong những nút thắt lớn nhất mà hầu hết các ESCO đều vướng khi triển khai các dự án. Thực tế tại Việt Nam các ESCO mới tập trung vào doanh nghiệp ừa và nhỏ chứ chưa phải là doanh nghiệp lớn. Khi cung cấp các giải pháp, hầu hết doanh nghiệp ít khi bỏ tiền túi ra để đầu tư, chỉ khi ESCO chứng minh được hiệu quả tết kiệm thì DN mới bỏ tiền. Điều đó tạo áp lực lớn cho ESCO là phải đi vay để lấy vốn đầu tư.

Tại hội thảo các chuyên gia năng lượng đưa ra các phân tích, thảo luận về các khuyến nghị chính sách phù hợp để phát triển thị trường ESCO trong thời gian tới. Trong đó, đáng chú ý là phần giới thiệu nhiệm vụ; kết quả giai đoạn 1, 2; các giải pháp khuyến nghị; đề xuất sử dụng cơ chế tài chính các bon trong khuôn khổ dự án VEEIE... do chuyên gia đến từ Công ty ECONOLER trình bày.

Để thúc đẩy hoạt động ESCO tại Việt Nam, các chuyên gia năng lượng cho rằng, cần đẩy mạnh truyền thông, marketing về ESCO. Điều quan trọng nhất đó chính là vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp trong áp dụng mô hình này vào hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần xây dựng các cơ chế tài chính bền vững, xây dựng mô hình liên kết tài chính giữa doanh nghiệp - Công ty ESCO và Tổ chức tín dụng.

 
 


Nguồn tin: baocongthuong.com.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không